Sắt là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Thiếu hụt sắt có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như: hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,… Vậy cụ thể chất sắt là gì? Sắt có vai trò gì đối với cơ thể? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!
1. Chất sắt là gì?
Chất sắt là một nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, được viết tắt là Fe. Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin, myoglobin và ADN cho cơ thể. Đây là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy, hô hấp của các ty thể, sản xuất năng lượng, bất hoạt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Con người không thể tự tổng hợp được sắt mà cần bổ sung qua các loại thực phẩm như: gan động vật, thịt bò, các loại hạt, ngũ cốc,…
2. Sắt có vai trò gì đối với cơ thể?
Sắt được dự trữ trong các đại thực bào và các tế bào gan, có vai trò quan trọng trong đối với con người. Khi cơ thể cần một lượng sắt lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển sẽ sử dụng lượng sắt dự trữ trong các tế bào gan. Cụ thể, những tác dụng của việc bổ sung sắt cho cơ thể bao gồm:
2.1. Chất sắt đóng vai trò gì trong cơ thể? Sản xuất hemoglobin cho cơ thể
Sắt là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin, góp phần quan trọng trong quá trình vận chuyển máu đến các mô trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 70% lượng sắt được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Do đó, chế độ ăn uống cho người trưởng thành cần đảm bảo cung cấp 18mg sắt mỗi ngày đối với nữ giới và 8mg sắt mỗi ngày đối với nam giới.
Thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên bị ốm vặt, hoa mắt, chóng mặt, uể oải. Thậm chí, nếu lượng hồng cầu quá ít trong khi bạch cầu nhiều hơn sẽ dẫn đến bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.
2.2. Sắt có vai trò gì đối với cơ thể? Cải thiện sức mạnh cơ bắp
Có đến 70% hàm lượng sắt được tìm thấy trong hemoglobin và myoglobin. Nếu như hemoglobin tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các mô của cơ thể thì myoglobin có nhiệm vụ lưu trữ, giải phóng oxy trong các tế bào cơ bắp. Do đó, sắt có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cơ bắp, giúp các khối cơ khỏe mạnh, rắn chắc hơn.
2.3. Công dụng của sắt giúp cải thiện nhận thức
Sắt cũng là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhận thức của con người nhờ vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Lượng oxy được vận chuyển đến não bộ sẽ kích thích cho não bộ hoạt động, tăng cường nhận thức và chức năng của não bộ.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, não bộ sử dụng đến 20% lượng oxy có trong cơ thể, tăng sản sinh nơ – ron thần kinh. Bởi vậy, vai trò của sắt trong việc kích thích não bộ hoạt động, tăng cường chức năng nhận thức là vô cùng quan trọng.
Người bị thiếu oxy lên não sẽ khiến trí tuệ bị giảm sút, kẽm minh mẫn, làm việc không tập trung, hay quên. Đặc biệt với những người lao động trí óc, não bộ phải hoạt động liên tục rất dễ gây ra tình trạng kém hấp thu, não bộ kém hiệu quả.
2.4. Sắt có vai trò gì đối với cơ thể? Cải thiện tâm trạng
Sắt giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là norepinephrine, dopamine và serotonin. Điều này giúp cho tâm trạng con người trở nên thoải mái, vui vẻ, lạc quan hơn. Tâm trạng được cải thiện giúp chúng ta có một sức khỏe tốt hơn, do đó, việc bổ sung kẽm cho cơ thể là vô cùng cần thiết.
2.5. Chất sắt có tác dụng gì? Giúp mẹ bầu sở hữu thai kỳ khỏe mạnh
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mặt khác, sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng, giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, ốm nghén khi mang thai.
3. Bí quyết bổ sung sắt đúng cách cho cơ thể
3.1. Bổ sung sắt thông qua thực phẩm hàng ngày
Thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Mọi người có thể bổ sung sắt qua những loại thực phẩm sau: rau chân vịt, bánh mì nguyên cám, các loại hạt, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá hồi, gan động vật,… Tuy nhiên, đối với các loại gan động vật có chứa nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn gan động vật, không nên ăn quá 75g mỗi tuần để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
3.2. Bổ sung sắt cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm chức năng
Bổ sung sắt qua thực phẩm là nguồn cung cấp sắt an toàn, tuy nhiên, nếu cơ thể gặp phải tình trạng thiếu sắt, hoặc nhu cầu sắt trong cơ thể tăng cao thì việc bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày là chưa đáp ứng đủ. Bên cạnh đó, chúng ta rất khó xác định được lượng sắt có trong mỗi loại thực phẩm, bổ sung qua thực phẩm chức năng sẽ giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát được lượng sắt cung cấp cho cơ thể.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt nên chúng ta rất khó chọn lựa được sản phẩm an toàn. phù hợp cho cơ thể. Đầu tiên, mọi người cần lưu ý lựa chọn sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín, đã được kiểm định về chất lượng, được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Tiếp theo, mọi người nên cân nhắc đến thành phần, hàm lượng sắt bổ sung, cuối cùng là yếu tố giá thành sản phẩm.
Gợi ý về viên uống bổ sắt an toàn, hiệu quả mọi người có thể sử dụng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe FEROFOLIC K2 đến từ thương hiệu BÁCH AN KHANG PHARMA.